Massage Là Gì? 12 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Việc Massage
Từ xưa đến nay massage được biết đến là phương pháp chăm sóc sức khỏe, thư giãn tinh thần hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ massage là gì? Tác dụng cụ thể ra sao và có những phương pháp này. Để tìm hiểu rõ về lợi ích của phương pháp massage chăm sóc sức khỏe đặc biệt này mời bạn theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi.
1. Massage là gì?
Massage là phương pháp chăm sóc sức khỏe cổ truyền giúp khôi phục sự cân bằng tự nhiên và thể chất cơ thể để chữa lành một cách tự nhiên. Khái niệm massage là gì được hiểu là phương pháp tác động cơ học bằng bàn tay và các ngón tay lên các huyệt đạo, cơ bắp trên cơ thể.
Trải qua thời gian dài phương pháp massage đã thay đổi khá nhiều để phù hợp và được lưu truyền rộng rãi trên thế giới. Khi du nhập đến nhiều quốc gia phương pháp massage được định hướng phát triển và chia thành nhiều trường phái khác nhau, từ đó có thể hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao.
Đặc biệt hơn hết ngày này massage đã được nâng tầm khi được kết hợp với các loại thảo mộc, tinh dầu, hương liệu để đạt được hiệu quả, lợi ích tối đa. Phương pháp này không chỉ được ứng dụng trong trị liệu, chăm sóc sức khỏe, thư giãn tinh thần mà còn được ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp.
Xem bài viết hướng dẫn massage toàn thân đúng cách chỉ với 7 bước
2. Lịch sử ra đời của massage
Sau khi đã biết về khái niệm massage là gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu lịch sử ra đời của phương pháp chăm sóc sức khỏe này.
Theo những ghi chép cổ xưa, liệu pháp massage có nguồn gốc ở Ai Cập và Trung Quốc. Tại Ai Cập trên các bức tranh trên lăng mộ có khắc họa hình ảnh người thực hiện massage, nhào nặn vào khoảng 2500 năm trước Công Nguyên.
Còn ở Trung Quốc, sử sách đã ghi lại những lợi ích của liệu pháp xoa bóp khoảng 2700 năm trước Công Nguyên. Phương pháp massage này được phát triển chuyên môn bởi sự kết hợp giữa các bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc với các học viên võ thuật, Phật tử và đạo giáo. Các kỹ thuật massage bắt nguồn từ Trung Quốc bao gồm; Tui na, Zhi ya, bấm huyệt và châm cứu.
Sau đó vào khoảng năm 1000 trước Công Nguyên các nhà sư Nhật Bản đã nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc và đã quan sát phương pháp chữa bệnh bằng massage. Sau đó Nhật Bản đã du nhập phương pháp massage của Trung Quốc và tiến hành tùy chỉnh, phát triển thành phương pháp massage, bấm huyệt Shiatsu.
Vào năm 800 - 700 trước Công Nguyên liệu pháp massage được các vận động viên và nhà triệt học du nhập đến Hy Lạp. Sau đó là hàng loạt cột mốc lịch sử đánh dấu sự du nhập và phát triển của massage như: năm 200 - 100 TCN lan rộng đến Rome, năm 1600 Công Nguyên đã phổ biến ở Châu Âu và từ thế kỷ 20 cho đến ngày nay bắt đầu đến Hoa Kỳ các các quốc gia khác trên thế giới.
3. 12 tác dụng của massage toàn thân thư giãn, trị liệu đối với cơ thể
Massage được biết đến là liệu pháp mang đến tác dụng thần kỳ cho cả tâm trí, cơ thể và sức khỏe con người. Khi được massage thường xuyên sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời như:
3.1. Thư giãn cơ thể, giảm đau nhức cơ
Với những tác động massage lên các huyệt đạo, vùng cơ bắp căng cứng, nhức mỏi sẽ giúp xoa dịu cơ đau nhức, giải phóng mệt mỏi. Chỉ sau 15 phút được massage bạn sẽ thấy cơ thể hoàn toàn khác biệt, mọi cơn đau nhức mỏi đều tan biến, cơ thể thư giãn tối đa.
3.2. Nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật
Đây là một tác dụng “thần thánh” được đánh giá rất cao của phương pháp massage. Với việc thường xuyên được massage, cơ thể sẽ sản sinh nhiều tế bào lympho - tế bào của hệ bạch huyết. Đồng thời nó còn tăng cường khả năng hoạt động của hệ bạch huyết từ đó giúp kích thích khả năng đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
3.3. Tăng tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết
Những tác động của massage lên các huyệt đạo, mạch máu dưới da giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết đến các cơ quan trong cơ thể. Nhờ vậy có khả năng tăng cường cung cấp oxy cho tim từ đó tăng cường chức năng tim, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
3.4. Giảm căng thẳng, stress
Khi được massage, toàn bộ cơ thể được thả lỏng, khoan khoái từ đó con người cũng trở nên vui vẻ, xua tan hết căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc. Mọi lo âu, stress, áp lực đều sẽ được giải phóng hết khi được chăm sóc, thư giãn bằng liệu pháp massage.
3.5. Giải độc cơ thể
Lợi ích của massage còn tuyệt vời hơn hết khi có giúp cơ giải độc hiệu quả. Việc tác động lên hệ thống kinh mạch, huyệt đạo sẽ kích thích các tế bào hoạt động trao đổi chất tại chỗ. Từ đó tăng cường khả năng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên qua đường nước tiêu hoặc tuyến mồ hôi.
3.6. Tốt cho hệ hô hấp
Các tác động massage lên hệ thống huyệt đạo liên quan mật thiết đến phổi như Phế Du Cách Du và một số huyệt đạo khác sẽ giúp tăng cường khả năng hoạt động của phổi, mở rộng khoang ngực. Nhờ vậy có thể điều hòa nhịp thở, đẩy mạnh quá trình trao đổi khí, tăng độ đàn hồi cho phổi. Từ đó tăng lượng hoạt động của phổi, giảm hen suyễn, ho đờm hiệu quả.
3.7. Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng massage có khả năng kích thích chức năng hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, tăng cường hoạt động của đường ruột. Từ đó quá trình tiêu hóa bên trong cơ thể sẽ diễn ra hiệu quả nhất, ngăn ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, co thắt, đau dạ dày,...
3.8. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Massage sẽ giúp tinh thần được thoải mái, thư thái, đồng thời cũng loại bỏ các cơn đau nhức. Nhờ vậy những nguyên nhân gây mất ngủ được loại bỏ triệt để giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc, ít thức dậy giữa đêm. Vì vậy nếu bạn đang gặp tình trạng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kinh niên thì hãy áp dụng ngay phương pháp massage.
3.9. Giúp thon gọn vóc dáng
Một trong những tác dụng được các chị em yêu thích của massage chính là giúp đánh tan lớp mỡ thừa tích tụ. Khi kết hợp với nhiệt hồng ngoại giúp đốt cháy mỡ thừa một cách nhanh chóng, phá vỡ liên kết bền chặt của lớp mỡ dưới da. Nhờ vậy bạn sẽ sở hữu một vóc dáng săn chắc, thon gọn không còn mỡ thừa.
3.10. Ngăn ngừa lão hóa, trẻ hơn
Massage sẽ tác động lên mạch máu cải thiện lưu thông máu giúp da trở nên hồng hào, rạng ngời hơn. Đồng thời các tác động massage giúp tăng lực co giãn, đàn hồi cho da, từ đó ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn, lão hóa da. Nhờ vậy bạn sẽ có một làn da tươi trẻ và giữ được tuổi thanh xuân lâu hơn nếu thường xuyên massage.
3.11. Giảm đau nhức xương khớp
Massage sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhức xương khớp ở người giá một cách hiệu quả. Bởi những tác động của massage là kích thích vật lý tại chỗ vào da, cơ, thần kinh giúp giảm đau, giãn cơ, lưu thông khí huyết. Đồng thời nó còn kích thích các ổ khớp tiết ra dịch nhầy, từ đó hạn chế tối đa tình trạng đau khớp do khô khớp và đẩy lùi thoái hóa xương khớp.
3.12. Phục hồi chấn thương hiệu quả
Các chấn thương trên cơ thể có khả năng phục hồi nhanh hơn khi được trị liệu bằng phương pháp massage. Phương pháp này kích thích lưu thông khí huyết, thúc đẩy khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết đến vùng bị thương hoặc các bộ phận khó hấp thụ khi bị thương. Nhờ vậy chấn thương nhanh chóng được chữa lành giúp bạn hồi phục thể trạng.
4. Phân loại các phương pháp massage phổ biến hiện nay
Hiện nay, phương pháp massage được chia thành rất nhiều loại theo từng nhu cầu sử dụng, văn hóa, vùng miền của mỗi một quốc gia, khu vực. Dựa vào các tiêu chí vùng miền, kỹ thuật và dụng cụ có thể chia massage thành các loại sau đây:
4.1. Massage theo quốc gia
- Massage cổ truyền Trung Quốc: Trung Quốc là nơi bắt nguồn của phương pháp massage khởi nguồn cho sự phát triển các phương pháp massage sau này. Theo quan điểm Y học cổ truyền Trung Quốc, cơ thể là một thực thể toàn diện với năng lượng cần thiết (khí) chảy qua kinh mạch dọc trên cơ thể. Những kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt, trị liệu sẽ giúp giải phóng các khí bị chặn trên các kênh năng lượng để mang tới những hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe, tinh thần con người. Massage cổ truyền Trung Quốc được chia làm hai loại Tui na ( động tác kéo dài, nhào, đẩy cơ bắp) và Zhi ya (nhấn và vặn các điểm bấm huyệt).
- Massage Thụy Điển: Đây là phương pháp massage phổ biến ở phương Tây và cho tới thời điểm hiện tại nó đã du nhập đến rất nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp massage này dựa trên khái niệm về giải phẫu và sinh l, trái ngược với quan điểm, kiến thức về massage của các nước phương Đông. Kỹ thuật massage Thụy Điển được thực hiện nhẹ nhàng hơn rất nhiều với các động tác xoa bóp, miết, vỗ vào vùng cơ bắp. Đồng thời phương pháp này được sử dụng thêm tinh dầu để nâng cao hiệu quả massage.
- Massage Kiểu Thái: Phương pháp massage này là sự kết hợp giữa phương pháp massage của Ấn Độ và Trung Quốc. Massage kiểu Thái là phương pháp massage sâu kết hợp bấm huyệt và kéo giãn cơ thể gần giống yoga. Bởi vậy nó còn được biết đến với tên gọi “yoga thụ động” hay “yoga lười”. Phương pháp massage này chú trọng đến các động tác kéo căng giúp cơ thể và chuyển động khớp trở nên linh hoạt, giảm đau nhức nhanh chóng.
- Massage tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ: Đây là phương pháp massage bắt nguồn từ các phòng tắm truyền thống của người Thổ Nhĩ Kỳ. Phương pháp này không chỉ chú trọng đến việc nhào, bóp cơ bắp mà còn chú trọng tác động vào các khớp. Để thực hiện massage, các tiếp viên tiến hành ấn và bớp phần trên của cơ vai, cánh tay và toàn thân. Ban đầu lực massage sẽ khá nhẹ nhàng rồi tăng dần lực massage mạnh hơn cho đến khi cơ bắp được làm mềm hoàn toàn. Cuối cùng nhân viên sẽ nắm lấy ngón tay của người tắm rồi giật khéo léo để các khớp được thư giãn.
4.2. Phân loại massage theo kỹ thuật
Nếu phân theo kỹ thuật thì massage được phân theo các loại dưới dây:
- Bấm huyệt: Đây là kỹ thuật sử dụng các ngón tay, đốt ngón tay, gốc bàn tay, lòng bàn tay, khuỷu tay tạo áp lực vật lý lên các huyệt đạo giúp khai thông kinh mạch mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bấm huyệt đã được chứng minh mang đến hiệu quả thư giãn, giảm căng thẳng, chữa lành các vùng trên cơ thể, giảm đau nhức nhanh chóng.
- Shiatsu massage: Trong tiếng Nhật Ashi có nghĩa là chân và atsu có nghĩa là áp lực. Đây là kỹ thuật massage bằng chân trần (gót chân và mu bàn chân) tạo áp lực sâu trên cơ thể trong thời gian dài để mang đến hiệu quả. Tuy tác động đến mô sâu nhưng kỹ thuật này không gây cảm giác đau đớn cho người được massage.
- Liệu pháp ngoài sọ: Đây là liệu pháp massage nhẹ nhàng với các cử động chạm, day, ấn vào hộp sọ, mặt, cột sống và xương chậu. Nhờ vậy có thể cải thiện chuyển động của xương sọ.
4.3. Massage đá nóng
Phương pháp massage này sử dụng các viên đá bazan hấp nóng ở nhiệt độ khoảng 130 đến 145 độ C rồi đặt lên những khu vực đau nhức như: bụng, ngực, lòng bàn tay, dọc cột sống, bàn chân, ngón chân,...
Nhiệt nóng được truyền qua đá sẽ làm giảm cảm giác đau nhức, giảm căng cứng, phù nề, đau cơ, thư giãn tinh thần. Nhờ vậy người được massage bằng đá nóng sẽ nhanh chóng hồi phục cơ thể, sức khỏe để tiếp tục làm việc.
4.4. Massage vật lý trị liệu
Massage trị liệu được thực hiện với các tác động sâu hơn, mạnh mẽ hơn vào vùng đau nhức, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Phương pháp này được thực hiện bởi tay và các dụng cụ để có thể tác động sâu vào các cơ, mô liên kết. Liệu pháp trị liệu thường kết hợp với một số phương pháp châm cứu, kích điện nhẹ các TÉN, âm nhạc trị liệu,..để mang lại hiệu quả cao hơn.
4.5. Massage chân
Bàn chân là nơi chứa rất nhiều huyệt đạo quan trọng của cơ thể chỉ sau tim, kết nối với các nội tạng trong cơ thể. Vì vậy các nhà khoa học cổ đại đã nghiên cứu và phát triển phương pháp massage chân để có thể cân bằng, sản sinh endorphin, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho thể. Không những vậy nó còn giúp thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật hiệu quả.
4.6. Massage thể thao
Đây là phương pháp được nghiên cứu dành riêng cho những người thường tham gia hoạt động thể thao, huấn luyện viên chuyên nghiệp. Phương pháp này sẽ giúp thư giãn các bó cơ sau thời gian tập luyện với cường độ cao, phòng ngừa và hỗ trợ hồi phục chấn thương. Bên cạnh đó massage thể thao cũng sẽ giúp người được massage nâng cao độ dẻo dai, sức bền cho cơ thể, tăng cường thể lực để đạt thành tích tốt.
4.7. Massage dùng ghế massage toàn thân
Ghế massage là một trong những phát minh vĩ đại của con người có thể tự động hóa mọi thao tác, kỹ thuật massage thuần thục, chuyên nghiệp không thua kém con người. Thiết bị này có khả năng chăm sóc toàn diện cơ thể nhờ được trang bị hệ thống túi khí, con lăn từ đầu đến chân.
Hệ thống con lăn massage chuyển động linh hoạt mô phỏng chân thực các động tác ấn, day, miết, đấm vỗ, nhào, đẩy như bàn tay chuyên gia. Chúng tác động sâu vào từng huyệt đạo, tế bào mang tới cảm giác sảng khoái cực đã, nhanh chóng đẩy lùi cơn đau nhức nhanh chóng.
Hệ thống túi khí được bố trí dọc theo thân ghế tại những nơi thường xuyên nhức mỏi mà con lăn không thể tiếp cận đến được. Chúng hoạt động theo nguyên lý bóp nhả khí liên tục giúp xoa bóp bó cơ căng cứng, kích thích lưu thông máu, giảm nhức mỏi hiệu quả.
Không những vậy, những chiếc ghế massage hiện đại còn tuyệt vời hơn khi được tích hợp đầy đủ tính năng thông minh như: massage không trọng lực, massage nhiệt hồng ngoại, massage kéo giãn, massage kết hợp âm nhạc,...Vì vậy chỉ cần sở hữu một chiếc ghế massage bạn có thể tận hưởng sự chăm sóc, thư giãn tuyệt đối, chuyên nghiệp không khác gì ở những trung tâm trị liệu, spa.
Thiết bị này vừa mang đến đến sự tiện dụng vừa mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, ghế massage đã trở thành một thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà không thể thiếu được trong các gia đình hiện nay.
Với những thông tin bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về khái niệm massage là gì. Massage là phương pháp chăm sóc sức khỏe, thư giãn cổ truyền đã có từ ngàn đời nay. Trải qua thời gian, phương pháp này đã trở nên phát triển với nhiều hình thức.
Và ghế massage chính là kết quả nghiên cứu, phát triển thành công nhất và được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang muốn sở hữu cho mình một model ghế ngồi mát xa chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu sử dụng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0833.305.555 - (024) 6666 36 36 ngay hôm nay nhé.
XEM NGAY: Phân Biệt Massage Truyền Thống Và Ghế Massage Toàn Thân
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ (trụ sở chính): Tòa N06B1, Đường Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội
- Phone: 0833.305.555
- Website: https://queencrown.vn/
- Email: [email protected]
source https://queencrown.vn/massage-la-gi-tac-dung-cua-massage/
Nhận xét
Đăng nhận xét